Điều trị Bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Bệnh Viêm tai giữa tuy thường gặp ở trẻ em nhưng cũng không hiếm bệnh nhân là người lớn mắc phải căn bệnh này. Nếu như không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ dẫn tới các hiện tượng như thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm cấp. Không chỉ vậy, viêm tai giữa còn gây ra nhiều biến chứng khác như viêm màng nào, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng... rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa ở người lớn và cách điều trị viêm tai giữa.

Xem thêm: tìm hiểu chứng bệnh viêm xoang

viêm tai giữa ở người lớn điều trị dứt điểm dễ dàng
Viêm tai giữa ở người lớn


Viêm tai giữa là tình trạng toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm bị viêm nhiễm, trong hòm nhĩ có dịch (có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng)

Do cấu tạo tai đã hoàn thiện so với trẻ em nên bệnh viêm tai giữa ở người lớn hình thành thường do một số nguyên nhân sau:

- Viêm nhiễm vùng mũi họng bởi vi trùng hoặc siêu vi

- Tắc vòi nhĩ do sùi, u vòm họng hoặc viêm mũi xoang mủ gây ra

- Viêm nhiễm đường hô hấp ảnh hưởng do thời tiết thay đổi hoặc môi trường làm việc ô nhiễm

- Tai bị tổn thương và nhiễm khuẩn do dùng vật cứng nhọn hay dùng chung dụng cụ ngoáy tai.

Khi bị viêm tai giữa, người bệnh thường gặp một số triệu chứng phổ biến như đau tai, tai có dịch, sức nghe giảm sút, thấy ù tai, chóng mặt, có thể sốt, sưng tai, cảm thấy chán ăn, khó ngủ...

Điều trị viêm tai giữa ở người lớn khỏi hẳn
Điều trị viêm tai giữa ở người lớn

Điều trị nội khoa bằng kháng sinh uống là phương pháp được lựa chọn chủ yếu để chữa trị viêm tai giữa. Dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai, bác sĩ sẽ xác định chính xác loại vi khuẩn để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp đối với từng trường hợp người bệnh. Thời gian để điều trị viêm tai giữa ít nhất là 8 ngày, có thể kết hợp cùng thuốc nhỏ tai nếu tai không bị thủng màng nhĩ. Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng có thể nhỏ thuốc từ 3-4 ngày đầu để ngăn chặn mủ, tiếp đó rửa tai bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già.

Nếu người bệnh điều trị bằng kháng sinh không thấy hiệu quả, tùy từng trường hợp có thể đặt ống thông nhĩ, nạo VA hoặc phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm nếu bệnh có dấu hiệu biến chứng.

Bên cạnh việc điều trị viêm tai giữa, mọi người cũng cần phòng bệnh bằng cách nâng cao sức khỏe; giữ cho vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở cũng như nơi làm việc luôn sạch sẽ, giữ tai luôn khô sạch. Nếu phát hiện bệnh cần giải quyết điều trị sớm, tránh bơi lội cũng như khói thuốc lá...